Vượt Trường Sơn 1999

-

Cuối tháng 11 năm 1999 tại miền Trung, nhứt là tại Thừa Thiên – Huế bị lũ lụt cực kỳ nghiêm trọng!. Mình nhớ là năm đó đã phải chờ giông bão qua hẳn rồi mới dám lên đường, khoản ngày 05.12.1999. Lần này bộ phận sạc điện đã được sửa lại tương đối được, thay bình điện mới và lên đường. Vẫn là xe Tyla 200cc và 1 ba lô nhỏ xíu.

Ngày khởi hành cũng là 1 ngày đẹp trời và cũng là chặng dài nhất: Saigon – ĐakNông, 225 km. Khí hậu đã mát mẻ, dễ chịu ảnh hưởng của vùng cao.

Buổi sáng tại Đaknông

Hôm nay, tiếp tục QL.14: Đak Nông – Ban Mê Thuột 125 km. Giữa đường đèo có 1 tượng đài kỷ niệm ngày nhóm mở đường từ ngoài Bắc vào, gặp nhóm mở đường từ miền Nam ra!. Gần tới Ban Mê Thuột có đường rẽ vào phía đông, đến mấy cái thác rất đẹp, rất hùng vĩ: thác Đray Sap, thác Đray Na. Ban Mê Thuột không còn là xứ “Bụi Mù Trời” vì đã có đường rải nhựa và cũng không còn là xứ “Buồn Muôn Thuở” vì bà con lên đây lập nghiệp nhờ đất tốt, trồng trọt được; nhất là cà phê nên đã giàu lên không còn là “buồn muôn thuở” nữa!.

Thác Draynu, Ban Mê Thuột

Vẫn tiếp tục trên QL.14: Ban Mê Thuột – Pleiku, 190 Km. Pleiku ở độ cao hơn Ban Mê Thuột và cũng lạnh hơn, vì vậy cho nên:

Em Pleiku má đỏ, môi hồng.
Ở đây buổi chiều, quanh năm mùa Đông….

Thành phố có biển hồ rất đẹp, đây là miệng núi lửa ngày xưa. Bây giờ là hồ nước mênh mông. Chặng Pleiku – Kontum là chặng ngắn nhất, chỉ 50 km.

Biển Hồ, Pleiku

Kontum, tại xã yên lặng, hiền hòa bên bờ sông Dak Bla. Khách sạn Dak Bla cũng nằm ngay cạnh cầu, bên bờ sông, ngay đầu cửa ngõ vào thị xã. Ở Kontum không quên đi thăm Tòa Giám mục và nhà thờ bằng gỗ rất đẹp.

Cửa ngỏ KonTum

Rời Kontum là bắt đầu bước vào đường vắng, đường hẹp và đường nhỏ!. Đoạn đường Kontum – Ngọc Hồi, ngã ba Việt Nam – Kampuchia – Lào 70 km

Thị trấn Plei Cần – Ngọc Hồi nằm ở ngã ba biên giới, có đường nối Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Hôm rời Plei Cần để đi tiếp trên đường mòn Hồ Chí Minh thì đường rất xấu và thời tiết cũng …. rất xấu!. Tình hình không khả quan nên chỉ được 50 km và phải nghỉ đêm ở Dak Glei. May mà có được cái nhà nghỉ với tiện nghi vô cùng đơn giản!.

Ngọc Hồ

Ngày kế tiếp thì tình hình còn tệ hơn nữa, đường đúng là đường mòn. Lúc thì bùn ngập gần nửa, lúc thì bùn ngập gần nửa bánh xe, lúc thì toàn là đá độn bằng trái dừa, lúc thì qua nhiều đèo cao, trong đó có đèo lò xo nổi tiếng, cả ngày hầu như xe lúc nào cũng phải đi bằng số 1. Xa xa về phía đông là ngọn núi Ngọc Lĩnh cao nhất dãy Trường Sơn với loại sâm Ngọc Linh rất bổ. Đường rất đẹp với vô vàn suối và thác ngay bên đường, rất hùng vĩ. Có điều là cả ngày phải đi trong mưa, người bị ướt từ đầu đến chân, đường lại rất xấu nên phải tập trung lái xe không được thưởng thức phong cảnh đẹp của Trường Sơn. Đây là đoạn Đak Glei – Khâm Đức, 70 km.

Đakglei

Rất may là vẫn đến được Khâm Đức – Phước Sơn ở ngay khách sạn MIA ngay ngã ba đường mòn Hồ Chí Minh. Nơi đây có một vụ việc xảy ra với ban lãnh đạo của huyện, bắt đầu bằng một sự cố rắc rối nhưng sau đó là một kỷ niệm vui! Sẽ kể cho các bạn trong dịp khác.

Tới đây thì …. Hết đường, phải về lại đồng bằng, về Đà Nẵng và sẽ tiếp tục ở A sao, A Lưới. Thời gian này miền Trung lại bị mưa, nguy hiểm quá!

Vượt đèo Hải Vân, đến Huế thì bị gặp mưa dầm dề kéo dài nhiều … tuần! Vào khách sạn thì vết ngấn của cơn lụt của mấy ngày trước lên đến nửa vách tường nhà! Lần này đi theo quốc lộ 49, vượt sông Hương bằng phà tuần, đi xuyên qua một vùng mà mấy tuần vừa qua đã bị cơm bão lũ tàn phá dữ dội! Khu vực này là nơi cư trú của dân tộc Pa cô. Có một đoạn nước lũ còn ngập cao tới bụng, đã có mấy người anh em Pa Cô nhấc bổng, khiêng xe qua đoạn này!

Thanh niên dân tộc Pa Cô

Đi 70 km là lại gặp đường mòn Hồ Chí Minh tại Bốt Đỏ – A Lưới! Lúc ở tại A Lưới thì trời đã bớt mưa nhưng khi rời A lưới để đi tiếp về Khe Sanh thì …. trời lại mưa mà lại mưa nặng hạt và dai dẳng!

Chặng đường A Lưới – cầu Đak’Rông 100km được Fidel Castro giúp đỡ xây dựng năm 1973, sau khi ông qua Việt Nam và đến Quãng Trị thăm chiến trường.

Nhưng rất tiếc lúc này có đoạn đường đã bị mưa to, lũ lớn cuốn văng hết đã trở thành sông nước mênh mông, không thấy đâu là bến bờ! May là lần này được một nhóm thanh niên dân tộc Tà ôi dùng những đòn tre mang vác xe máy vượt qua khúc sông đầy nguy hiểm này!

Sông Dakrông, Quốc lộ 9

Lúc đến cầu Đa Krông thì cầu … đã bị gãy! Lần này thì không thể khuân vác mà phải cho xe lên ghe để sang ngang! Vào thời điểm này, tháng 12.1999 thì Ngã Ba Đường QL.9 và cầu Đak’rông được coi là bắt đầu đường mòn Hồ Chí Minh.

Ngập gần nửa bánh xe

Qua được sông Đak’rông, lên được QL.9 mình mừng quá, về Lao Bảo nghỉ ngơi sau 1 tuần lội bùn và đội mưa trên rừng Ttrường Sơn. Tiếp tục từ Lao Bảo theo QL. 9 về Đông Hà, 83 km, nghỉ ở khách sạn Đông Trường Sơn, sau đó kịp về Huế để ăn Noël, trời vẫn mưa mấy tuần nay chưa dứt!.

Lao Bảo, cột mốc 0 km

Kỷ niệm với Huế lần này là … lạnh tê tái, 14°5C ! Nhưng lại có một đêm Noël ở Danang Ngọc Anh thật là vui.

Về đề tài của bài này là “Đường mòn Hồ Chí Minh” nên đáng lẽ lúc đến Lao Bảo coi như đã xong cuộc hành trình nhưng chắc các bạn cũng muốn biết sau đó người và xe đi về đâu?

Xin kể thêm là sau đó thì hành trình không còn gian khổ nữa mà bon bon trên QL.1A khô ráo. Rời Huế hôm 25 tháng 12, trời hơi nắng một tí là lên đường xuôi về Nam ngay.

Vượt đèo Hải Vân, Đà Nẵng ấm hẳn lên, đi đường gặp bụi lại mừng vì đó là dấu hiệu trời khô ráo, không bị mưa nữa!

Ghé Đà Nẵng, và cũng ghé Hội An vừa đúng lúc thị xã này tổ chức ăn mừng vì chẳng những Hội An và thánh địa Mỹ Sơn cũng vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Nghỉ ở Quảng Nam một đêm và kịp về Quy Nhơn để ăn Tết Tây 31.12.1999 và thiên niên kỷ mới!.

Từ Quy Nhơn mình thử đi trên con đường Ghềnh Ráng – Sông cầu ven biển, đang xây dựng còn rất xấu nhưng cảnh thì đẹp vô cùng! Lưu lại Nha Trang vài ngày, rồi nghỉ ở Phan Rang một đêm để nạp điện thêm, sau đó lên Đà Lạt, xứ sở của ngàn hoa và của mộng mơ.

Đường Đà Lạt – Sài gòn 300 km dài quá nên nghỉ đêm cuối cùng ở Bảo Lộc để rồi chiều hôm sau là có mặt ở Sài Gòn sau hơn một tháng rong ruổi với mưa bão trên rừng Trường Sơn, trên đường mòn Hồ Chí Minh. Sau đó là xuôi QL.1A và QL.20 để về lại Sài Gòn.

Những hàng này viết xong tại Hà Tiên, bên bờ Đông Hồ ngày 02.11.2009, ngày thứ 7 của chuyến đi Việt Nam – Lào, 100 ngày.

Đang rất hồi hộp vì không biết có được đem xe máy qua Kampuchia để đi tiếp hay không?.

Nguyễn Chi Hoài Nhơn
Hà Tiên, Ngày 02 tháng 11 năm 2009.

Photos:

Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo
Google Photo

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây